Git wallpaper background - Hiếu Đá blog
GIT,  Tutorials

GIT Tutorial #1: Hướng dẫn chi tiết cài đặt GIT trên Windows

GIT là phần mềm quản lý mã nguồn hiệu quả, được rất nhiều công ty công nghệ và lập trình viên sử dụng. Thế nhưng, không phải lập trình viên nào cũng sử dụng tốt công cụ mạnh mẽ này. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt Git trên hệ điều hành Windows. Tiện thể, mình cũng giải thích luôn một số điều cần lưu ý khi cài đặt git cho máy tính của mình.


Bước 1: Tải bộ cài đặt Git:

Trang web phát hành chính thức của Git là git-scm.com. Bạn có thể tải về phiên bản mới nhất tùy vào hệ điều hành đang sử dụng. Các hệ điều hành hỗ trợ: Windows, MacOSX, Linux. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy source code của Git trên trang web này.

Tải Git bản mới nhất cho Windows: https://git-scm.com/download/win

Vì Git là một phần mềm được tạo ra để phục vụ cho việc phát triển nhân Linux. Vậy nên mặc định, Git sẽ mang đặc điểm lớn nhất của Linux, đó chính là giao diện dòng lệnh. Mọi thao tác với Git đều có thể thực hiện nhanh chóng bằng lệnh. Nhưng giao diện dòng lệnh sẽ không trực quan và không phù hợp cho dân ngoại đạo. Vì vậy, ta cần các phần mềm hỗ trợ giao diện người dùng cho Git.

Chọn và tải một Git GUI Client: https://git-scm.com/downloads/guis

Trong bài viết này, mình chỉ hướng dẫn cài GIT cơ bản trên Windows. Nếu bạn muốn dùng một phần mềm có giao diện cho Git, mình khuyên bạn nên bắt đầu bằng Github Desktop

git in terminal demo
Sử dụng Git trên cửa sổ dòng lệnh

Bước 2: Cài đặt Git

1. Chạy file cài đặt

Sau khi tải về, bạn chạy file cài đặt và làm theo các bước bên dưới. Mình sẽ giải thích từng thứ kỳ lạ hiện lên khi cài đặt cho những bạn thuộc kiểu người “Em yêu khoa học”. Bạn cũng có thể không cần đọc giải thích mà chọn theo hình minh họa là được.

Một số phiên bản khác nhau thì thứ tự các bước này hơi khác xíu, nhưng cách thiết lập thì y vậy thôi nha!

File cài đặt Git - Blog Hiếu Đá
Chạy file cài đặt gì vừa tải về.

2. Chọn thành phần sẽ được cài đặt

Ở bước này, chúng ta cần chọn những thành phần sẽ được cài đặt cùng với Git.

hướng dẫn cài đặt git

  • Additional icons > On the desktop: Tạo biểu tượng của Git trên desktop.Git bash here example
  • Git Bash Here: Tạo một lệnh mở Git Bash ngay trong menu chuột phải. Tính năng này rất tiện đối với người hay dùng lệnh.
  • Git GUI Here: Tương tự tính năng trên, nhưng sẽ mở giao diện GUI của Git. Khá củ chuối nên không cần xài.
  • Use a TrueType font in all console windows: Sử dụng các font chữ “xịn” trên các cửa sổ dòng lệnh. Nếu chọn cái này thì hiển thị tiếng việt tốt hơn. Nhưng mà lập trình với code có ai chơi tiếng Việt đâu, lỗi banh mỏ đấy.
  • Check daily for Git for Windows updates: Tùy chọn cập nhật cho Git, thích thì chọn, không thích thì chọn. 🙄🙄
  • Những cái còn lại: Thiết lập file, cập nhật, lặt vặt. Mặc định thế nào cứ để yên vậy đi.

3. Lựa chọn Code Editor để Git sử dụng

Lựa chọn code editor để Git sử dụng khi cần edit file. Chỉ nên chọn những editor đã được cài đặt sẵn trong máy. Ở đây mình chọn VSCode. Thật ra thiết lập này chỉ quan trọng cho những thanh niên try-hard bằng dòng lệnh thôi. Mình có tìm được một tài liệu tham khảo về phần này cho thanh niên nào thích try-hard tại đây.

4. Cho phép “triệu hồi” git từ command line

Ở bước này, ta sẽ cho phép gọi lệnh “git” từ command line (cửa sổ dòng lệnh của windows, của linux là terminal).

Thông tin nên biết là Git cần các lệnh từ Linux mới có thể chạy được. Mặc định Windows không có những lệnh này nên trình cài đặt sẽ cài luôn những lệnh đó vào. Bước này cơ bản là thêm những lệnh Linux vừa được cài đặt vào danh sách biến môi trường trên Windows. Chúng ta có 3 tùy chọn:

  • Use Git form Fit Bash only: Chỉ sử dụng được git trên Git Bash (tùy chọn Git Bash Here ở bước trên). Bước này đơn giản là không thêm bất cứ lệnh nào vào biến môi trường của Windows.
  • Git from the command line and …:  Thêm duy nhất lệnh git vào biến môi trường. Ta có thể dùng command line, PowerShell, hoặc bất kỳ cửa sổ dòng lệnh khác để dùng git. (Nên chọn)
  • Use Git and optional Unix tools …: Thêm tất cả lệnh của Unix/Linux cài biến môi trường. Tùy chọn này sẽ “diệt luôn” những lệnh mặc định của Windows và thay thế nó bằng lệnh Linux. Chỉ thích hợp cho những ai quen dùng những hệ điều hành kia.

5. Thiết lập lưu trữ chứng chỉ HTTPS

Cái gì thấy lạ quá thôi bỏ qua. Bấm Next> đi bạn.

Thực ra đây là cách thức để Git lưu trữ những chứng chỉ khi bạn làm việc với git bằng HTTPS. Đại loại là khi bạn lấy code từ máy chủ về hoặc khi push code lên máy chủ, nếu dữ liệu không được mã hóa thì có khả năng sẽ bị ai đó nghe lén được. HTTPS là một kết nối an toàn, bạn cần một chứng chỉ để có thể giải mã dữ liệu truyền về. Chúng ta dùng loại nào cũng được, nếu không am hiểu thì cứ để mặc định cho chắc ăn!

6. Định dạng cho ký tự xuống dòng

Thiết lập này quan trọng khi bạn làm việc trên nhiều hệ điệu hành (cross platform). Mỗi hệ điều hành sử dụng một kiểu ký tự xuống dòng (line ending) khác nhau. Do đó, đôi lúc mình soạn file trên Windows, sau đó đưa nguyên file đó sang Mac thì lại không đọc được.

Với chức năng này, git sẽ tự động chuyển ký tự xuống dòng sang kiểu “chuẩn” khi đưa lên máy chủ. Và tự động chuyển về kiểu của hệ điều hành mình khi lấy code về. Tránh được lỗi xung đột xàm xí này. Có 3 tùy chọn:

  • Tải xuống kiểu windows, tải lên kiểu Unix: Dùng cho git trên Windows.
  • Tải xuống bình thường, tải lên kiểu Unix: Dùng trên máy Unix/Linux.
  • Không sửa ký tự xuống dòng: Dùng khi dự án không cần đa nền tảng. (nhanh hơn)

Mình cũng từng bị trường hợp tương tự vậy khi dùng git bằng WSL (Windows Subsystem for Linux) để push code lên github. Và mình đã tìm được cách sử lỗi ở đây.

7. Cái nồi gì đây ?? 😀 ??

Cái này chỉ là Git Bash sẽ được mở lên với kiểu giao diện dòng lệnh thế nào. Nghĩa là khi bạn chọn “Git Bash Here” trong menu chuột phải. Thì cửa sổ Git Bash hiện lên sẽ sử dụng MinTTY hay cửa sổ console mặc định của Windows. Tùy chọn này thực chất cũng chỉ là thêm chút màu mè cho mấy ông coder bên Unix/Linux chuyển qua, không quen giao diện console trắng đen củ chuối của Windows. Mình thì hay dùng PowerShell và gọi lệnh git nên thiết lập này không quan trọng.

8. Tùy chọn khác

  • Enable file system caching: Cache trước những dữ liệu cần thiết. Về chứng năng của bộ nhớ cache như thế nào thì không cần nói thêm nhỉ. Đại khái là sẽ nạp dữ liệu nhanh hơn.
  • Enable Git Credential Manager: Cái này như tính năng ghi nhớ đăng nhập ở trên các website. Bình thường khi pull/push với git thì ta cần nhập username và mật khẩu. Kích hoạt tính năng này thì không cần nữa. Hoạt động tương tự ssh trên Unix/Linux.
  • Enable symbolic links: Cái này không quan trọng lắm, có cũng được không có cũng được.

9. Tính năng mà tui không biết đặt tên

Tính năng này giúp cho lệnh “git add -i” hoặc “git add -p” thực thi nhanh hơn. Chọn hay không tùy bạn, cái mình cần là giải thích 2 lệnh này luôn.

  • “git add -i”: Nếu bạn lỡ add một (vài) file không mong muốn vào stage, dùng lệnh này để chọn những file cần loại ra.
  • “git add -p”: Tương tự như trên, nhưng git sẽ loại hết những file vừa đang ở trạng thái stage mà không cần chọn.

Thiết lập ban đầu cho Git

Sau khi đã cài đặt xong, bạn cần thực hiện thiết lập tên người dùng và email cho Git. Git sẽ sử dụng thông tin này để xác định tác giả của đoạn code trong một kho lưu trữ code. Lưu ý: Thiết lập này không liên quan đền tài khoản và mật khẩu cần nhập khi pull/push lên server.

Bạn hãy mở Git Bash hoặc cmd hoặc PowerShell lên và nhập lần lượt những lệnh sau:

  1. Kiểm tra phiên bản Git hiện tại:
  2. Đặt user.name:
  3. Đặt user.email:


Tổng kết

Thế là xong! Nếu cài đặt Git không thôi thì dễ òm. Để hiểu hết các khái niệm khi cài đặt thì khá là mệt não ấy nhỉ. Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể cài đặt thành công Git trên máy tính Windows của mình. Trong những bài viết tiếp theo của series “GIT Tutorial” này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Git từ căn bản đến pro.

Chào bạn, mình là lập trình viên, yêu thiên nhiên và ghiền chụp ảnh. Blog này được tạo nên để lưu giữ những trải nghiệm cũng như ghi chú các kiến thức mình học được. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy gì đó hay ho ở đây. 🌸

3.7 3 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Comment
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments